CÁC ỨNG DỤNG MIỄN PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN WIFI

(Đọc thấy hay nên đem về THƯ VIỆN để lưu trử!)

Nhiều người nghĩ WiFi thật đơn giản, bật máy tính hoặc thiết bị di động, kết nối internet và lướt web.


Nhưng sự đời không dễ dàng như vậy. Mạng ở nhà hoặc công ty có thể có những điểm chết nơi mà các thiết bị không thể kết nối, hoặc kết nối được nhưng chậm hoặc không ổn định. Các điểm truy cập Wi-Fi (hotspot) công cộng có thể biến bạn thành con mồi cho hacker. Và nếu dùng hotspot, có thể bạn cần chia sẻ kết nối cho các thiết bị khác của mình như điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Tuy không có cách nào giải quyết ngay lập tức tất cả các vấn đề liên quan đến kết nối không dây, nhưng có những ứng dụng có thể làm cho mọi việc tốt hơn, trong số đó có nhiều cái miễn phí. Dưới đây là 9 ứng dụng Windows miễn phí có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề Wi-Fi ở nhà, ở cơ quan hoặc ngoài đường.
 

MẠNG GIA ĐÌNH VÀ CƠ QUAN

1/ Ekahau HeatMapper


Nếu muốn xử lý một cách nghiêm túc vấn đề mạng Wi-Fi, HeatMapper có lẽ là lựa chọn tốt nhất.





HeatMapper yêu cầu bạn làm chút việc, vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần dành một ít thời gian. Chạy chương trình và sau đó đi bộ xung quanh khu vực mạng phủ sóng (trong khi mang theo máy tính xách tay). HeatMapper sẽ tạo ra một bản đồ nhiệt thể hiện độ mạnh phủ sóng Wi-Fi.

Ekahau HeatMapper tạo ra bản đồ nhiệt của mạng Wi-Fi, hiển thị những khu vực phủ sóng mạnh và yếu.

Sau đó bạn có thể bố trí lại các máy tính tránh những khu vực sóng yếu, đặt chúng ở những nơi sóng tốt hơn, hoặc tính toán sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng ở khu vực sóng mạnh. HeatMapper cũng có ích khi xây dựng mạng lúc đầu, vì bạn có thể thử bố trí bộ định tuyến (router) tại các địa điểm khác nhau để xem nơi nào phủ sóng tốt nhất.

Nó còn có nhiều tính năng khác. Nếu mạng không dây có nhiều điểm truy cập, nó định vị được từng điểm và cùng với các thiết lập bảo mật.
HeatMapper là phiên bản miễn phí của công cụ khảo sát Wi-Fi mạnh hơn có tên là Ekahau Site Survey. HeatMapper chỉ cho phép khảo sát mỗi lần 15 phút; Site Survey thì cho thời gian không giới hạn, cùng với các tính năng bổ sung. Giá thay đổi tùy theo kích thước và độ phức tạp của mạng.

(Lưu ý: Tuy trang mô tả sản phẩm nói nó chỉ làm việc với Windows 7 và Windows 8, nhưng kiểm tra trên một vài máy Windows 10 không có vấn đề gì).

2/ Acrylic WiFi Home


Nếu không thích sự phiền phức khi tạo bản đồ nhiệt, và muốn sử dụng cái gì đó đơn giản và dễ hiểu hơn, bạn hãy dùng thử WiFi Acrylic. Ứng dụng này định vị tất cả mạng Wi-Fi trong “tầm với” máy tính xách tay của bạn và hiển thị rất nhiều thông tin về từng mạng: tên mạng (SSID), địa chỉ MAC, kênh sử dụng, kiểu mã hóa, chuẩn 802.11 (b, g và/hoặc n), tốc độ tối đa của router, nhà sản xuất, và nhiều thông tin khác nữa.





Acrylic WiFi Home hiển thị độ mạnh tín hiệu của nhiều mạng Wi-Fi.

Một tính năng đặc biệt hữu ích đó là hiển thị độ mạnh tín hiệu của từng mạng, bao gồm RSSI (Received Signal Strength Indicator – độ mạnh tín hiệu nhận được). Nó còn hiển thị đồ thị độ mạnh tín hiệu của từng mạng theo thời gian. Vì vậy, nếu muốn tìm các điểm chết hay các điểm sóng mạnh, bạn chỉ cần mang máy tính đi vòng quanh và nhìn độ mạnh tín hiệu khi di chuyển.

Nếu dùng Acrylic WiFi Home, bạn nên chạy ở chế độ nâng cao (bằng cách nhấn vào biểu tượng thiết lập ở góc trên bên phải màn hình và chọn Advanced Mode). Chế độ này cho phép bạn nhìn thấy kênh mà mạng của mình sử dụng để phát sóng và các mạng lân cận nào đang phát sóng trên cùng kênh đó (và độ mạnh tín hiệu của các mạng đó). Nhờ đó bạn có thể tìm hiểu xem có bất kỳ sự can nhiễu nào từ các mạng khác không, nếu cần thiết thì cấu hình mạng của mình sử dụng kênh khác.

3/ Homedale


Còn nếu muốn đơn giản hơn nữa, hãy thử Homedale. Đây là ứng dụng phân tích Wi-Fi rút gọn chạy không cần cài đặt. Nó tìm được tất cả các mạng Wi-Fi lận cận và hiển thị SSID, địa chỉ MAC, độ mạnh tín hiệu và kiểu mã hóa.





Homedale là công cụ đơn giản để kiểm tra độ mạnh tín hiệu mạng Wi-Fi của bạn, cũng như của mạng lân cận.

Hãy nhớ nhấn nút Update ở góc dưới bên phải của màn hình, nếu không nó có thể không hiển thị gì cả. Ngoài ra, hãy thử tab Frequency Usage, nó hiển thị tất cả các mạng được nhóm theo kênh sử dụng, và độ mạnh tín hiệu của chúng. Bằng cách đó, bạn có thể nhìn thấy mạng của mình có bị các mạng lận cận can nhiễu quá nhiều hay không.

4/ Technitium MAC Address Changer


Ai cũng biết, mỗi thiết bị kết nối Internet có địa chỉ MAC riêng (chẳng hạn như 00-0C-29-C4-FD-C3). Một cách để giữ cho mạng của bạn an toàn là sử dụng bộ lọc địa chỉ MAC - nói cách khác, cấu hình router để mạng của bạn cấm tất cả các thiết bị ngoại trừ những thiết bị có địa chỉ MAC cụ thể.

Technitium MAC Address Changer cho phép thay đổi địa chỉ MAC của máy tính Windows của bạn để kiểm tra an ninh mạng.





Technitium MAC Address Changer là phương thức tuyệt vời để kiểm tra xem thiết lập bảo mật có làm việc không. Nó cho phép bạn đổi địa chỉ MAC của máy tính thành một địa chỉ khác chưa cấu hình cho phép trên mạng để kiểm tra xem router có chặn không, rồi sau đó đặt lại địa chỉ MAC như ban đầu.

5/ TamoSoft Throughput Test


Các ứng dụng như Acrylic WiFi Home cho biết độ mạnh tín hiệu mạng không dây, nhưng nếu bạn muốn biết tốc độ thực, hãy tải về TamoSoft Throughput Test. Ứng dụng này sẽ gửi dữ liệu TCP và UDP giữa hai máy tính Windows trên mạng để đo tốc độ hai chiều cũng như việc rớt gói tin và thời gian trễ.





Thiết lập có thể hơi rối. Ứng dụng này cài đặt cả trình máy khách (client) và máy chủ (server). Trước tiên bạn phải quyết định máy nào làm máy chủ để cài trình server trên đó. Máy chủ sẽ hiển thị địa chỉ IP và cổng mà máy khách có thể kết nối.

Tamosoft Throughput Test hiển thị tốc độ liên lạc giữa hai máy tính trên một mạng Wi-Fi.

Tiếp theo, cài trình client trên các máy khác trên cùng mạng, gõ vào địa chỉ IP và cổng của máy chủ, rồi nhấn Connect. Máy tính mà bạn đã chỉ định làm máy chủ sẽ liên tục theo dõi tốc độ, việc mất gói tin và thời gian trễ, hiển thị thông tin dưới dạng đồ thị chuyển động.

Cũng như Acrylic WiFi, ứng dụng của TamoSoft đặc biệt hữu ích trong việc định vị router hoặc các thiết bị khác và tìm các điểm chết trong nhà hay nơi làm việc.

Ngoài ra còn có một phiên bản chạy trên Mac, do đó bạn cũng có thể kiểm tra tốc độ giữa các máy tính Windows và Mac.

6/ Ookla Speedtest


Nếu muốn tìm công cụ kiểm tra tốc độ Wi-Fi đơn giản và cơ bản nhất, thì hãy chọn Ookla Speedtest. Bạn không cần phải tải về bất kỳ phần mềm nào (có nghĩa là ứng dụng đặc biệt này cũng hoạt động tốt cho máy Mac). Chỉ cầ vào trang web, bấm vào nút "Begin Test" và nó sẽ kiểm tra tốc độ tải lên (upload) và tải về (download) của bạn. Đây là công cụ tuyệt vời để có thông tin nhanh chóng và đơn giản về tốc độ mạng của bạn.





Speedtest là phương pháp đơn giản để kiểm tra tốc độ tải lên và tải về.

Phần mềm cũng hữu ích cho việc xác định nguyên nhân gây suy giảm tốc độ do router không dây hoặc nhà cung cấp dịch vụ Internet. Tháo router không dây ra, kết nối máy tính với modem dùng cáp Ethernet, chạy công cụ kiểm tra này và kiểm tra kết quả. Tiếp theo, cắm router trở lại vào modem và làm kiểm tra tương tự sử dụng thiết bị không dây. Nếu bạn thấy kết nối Ethernet bình thường nhưng băng thông không dây rất thấp thì suy giảm tốc độ có khả năng gây ra bởi router.

NGOÀI NHÀ VÀ NƠI LÀM VIỆC


Nếu đôi khi sử dụng máy tính thông qua hotspot công cộng, để an toàn, bạn cần dùng mạng riêng ảo - VPN (mạng riêng ảo bảo vệ sự riêng tư bằng cách mã hóa thông tin liên lạc trực tuyến). Và nếu bạn sử dụng điểm truy cập có phí và có nhiều thiết bị thì có một cách để ít tốn tiền.

7/ TunnelBear


Có rất nhiều dịch vụ VPN có phí, nhưng nếu không cần sử dụng thường xuyên, bạn có thể dùng dịch vụ miễn phí.





TunnelBear là một trong dịch vụ được yêu thích vì đơn giản. Trước hết, nó có trình client cho Windows, Mac, iOS và Android. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng phần mở rộng Chrome hay Opera để chạy nó mà không cần tải trình client.

TunnelBear là dịch vụ VPN dễ dùng: Bạn có thể sử dụng phần mở rộng Chrome hay Opera thay cho trình client.

Chạy phần mở rộng, bật TunnelBear và thế là bạn được bảo vệ. Khi muốn dừng, chỉ cần tắt nó. Bạn có 500 MB dung lượng truy cập VPN miễn phí mỗi tháng; nếu muốn nhiều hơn thế, bạn phải trả phí 6,99 USD mỗi tháng.

8/ CyberGhost VPN


Nếu sử dụng TunnelBear thường xuyên, bạn sẽ thấy rằng 500 MB một tháng không được nhiều lắm. Vì vậy, nếu bạn không muốn trả 6,99 USD mỗi tháng thì CyberGhost là một lựa chọn tốt tuy có chút phiền toái.



CyberGhost sử dụng đơn giản: Chỉ cần tải về và cài đặt trình client. (Lưu ý: Để tải về phiên bản miễn phí của phần mềm này, nhấn vào liên kết Free Download ở phía trên bên phải của trang chủ CyberGhost). Bạn thậm chí không cần phải tạo tài khoản; sau khi cài đặt trình client, bạn có thể sử dụng ngay. CyberGhost có trình client cho Windows, Mac, iOS, Linux và Android.

Phiên bản miễn phí của CyberGhost VPN không giới hạn dung lượng dữ liệu mỗi tháng nhưng giới hạn ba giờ liên tục sử dụng mỗ lúc.

Phiên bản miễn phí của CyberGhost không giới hạn dung lượng dữ liệu sử dụng mỗi tháng, nhưng giới hạn thời gian sử dụng: Sau ba giờ sử dụng liên tục, bạn bị ngắt kết nối (mặc dù sau đó bạn có thể kết nối lại). Và trình client có quảng cáo.

Và nếu tất cả các máy chủ VPN đều bận, bạn sẽ phải chờ đợi xếp hàng để sử dụng, thường không quá năm phút.

Và có hai phiên bản có phí - Premium, 6.99 USD mỗi tháng, chỉ làm việc với một thiết bị; còn Premium Plus, 10,99 USD mỗi tháng, cho phép 5 thiết bị. Cả hai phiên bản này đều không có quảng cáo miễn phí và không giới hạn dung lượng dữ liệu. Chúng cũng là nhanh hơn gấp 5 lần so với phiên bản miễn phí.

9/ Connectify Hotspot Lite


Chúng ta thường nghĩ rằng Wi-Fi miễn phí có sẵn ở khắp nơi, nhưng không phải vậy. Truy cập Wi-Fi ở khách sạn, trên máy bay hay ở các tiệm cà phê có thể bị tính phí, và nếu muốn kết nối nhiều thiết bị bạn phải trả nhiều hơn. Trả tiền cho một thiết bị đã không vui rồi, ai mà muốn trả thêm tiền cho vài thiết bị.


Connectify Hotspot Lite cung cấp một cách để làm điều đó. Kết nối máy tính của bạn với một hotspot như bình thường, sau đó bạn có thể sử dụng Connectify Hotspot Lite để thiết lập một điểm truy cập Wi-Fi cho các thiết bị khác kết nối mà không tốn thêm phí.



Connectify cho phép chia sẻ một kết nối Wi-Fi cho nhiều thiết bị bằng cách tạo ra một điểm phát sóng di động.

Tuy nhiên có chút trở ngại mà bạn cần biết trước. Trước hết, trang chủ Connectify hơi khó tìm chỗ để tải về phiên bản miễn phí (Lite). Ở trên cùng của trang có hai nút: Buy Now (mua ngay) và Dowload (tải về). Nhấp vào nút Download và cài đặt ứng dụng; sau đó bạn có thể chọn tùy chọn Lite trong khi cài đặt, nó sẽ cho phép bạn chia sẻ điểm truy cập Wi-Fi.

Bạn sẽ không có được các tính năng khác như đặt tên hotspot tùy ý, chia sẻ kết nối có dây … Để có các tính năng đó, bạn cần mua các phiên bản có phí trong khoảng từ 35 đến 60 USD.

Cũng lưu ý khi cài đặt Connectify bạn có thể sẽ nhận được một thông báo nói rằng Windows Firewall chặn truy cập ứng dụng. Nếu điều đó xảy ra, hãy bấm nút Allow Access (cho phép truy cập).

Bạn cũng có thể đặt tên và mật khẩu cho hotspot của mình, nhấn Start Hotspot và sau đó các thiết bị khác có thể kết nối. Connectify sẽ hiển thị tất cả các thiết bị kết nối với nó và cho biết chi tiết về từng thiết bị, bao gồm loại thiết bị, địa chỉ IP, tốc độ tải lên và tải về, và dung lượng đã sử dụng.


XEM THÊM
Ngoài 9 phần mềm miễn phí ở trên, có thể tham khảo thêm 5 phần mềm có phí dành cho windows 10 trên Microsoft Store sau đây:
( Nút dịch sang tiếng việt TRANSLATE/ DỊCH ở trên đầu bên trái trang nầy: Home là mặc định Chọn ngôn ngử, hảy chọn dịch sang tiếng khác như tiếng Anh chẳn hạn, sau đó sẻ có tùy chọn dịch sang tiếng Việt )


1/ WiFi Analyzer (free-miễn phí)


WiFi Analyzer is published by Matt Hafner. We evaluated Version 1.7.0, a free full-featured ad-supported edition. However, for $1.99 you can remove the occasional video ads. When you first open WiFi Analyzer, you can choose your location. The app has three different tabs: Connected, Analyze, and Networks. On the Connected page, you see the details of any current Wi-Fi connection. On the Analyze page, you can access the graphs and channel ratings. On the Networks page, you find the list of detected SSIDs. On the bottom menu, you can toggle sorting between name or signal and show/hide the network details. Like from the Analyze page, you can adjust the filtering, which applies to both pages. Lastly, from the Networks page you can connect to a network.
https://www.microsoft.com/en-us/store/apps/wifi-analyzer/9nblggh33n0n

2/ WiFi Commander 
   

 WiFi Commander is published by Forged Bytes. We evaluated version 1.5.1.0. After the full-featured 30-day trial, you can purchase the app for $2.99. When you open WiFi Commander, you see tabs on the left-hand side for four main pages: Networks, Monitor, Analyze 3D, and Settings. On the Networks page, you see the list of SSIDs and their details. On the top of the Networks page, you see the time of the last scan, total number of APs, and menus to customize details, adjust the sorting and grouping, and to perform filtering. On the monitor page, you see a line graph of the signals. You have menus and shortcuts to customize details, perform filtering, and switch between the 2.4 and 5GHz bands. On the Analyze 3D page, you see 3D type of channel usage graphs for both 2.4 and 5GHz.
https://www.microsoft.com/en-us/store/apps/wifi-commander-3d-analyze-monitor/9nblggh20fr1

3/ WiFi Monitor


WiFi Monitor is published by Mark Rizzo. We evaluated version 1.2.3.0. Although they offer what’s classified as a trial, it’s more like a free edition since the trial doesn’t end. However, functionalities are excluded. Connecting to Wi-Fi networks within the app, seeing the AP vendors, and performing download and upload speed tests are only available on the paid app for $1.99. There are four main tabs: Dashboard, Graph, List, and Ratings. If you have the paid app, you’ll see the Speed Test tab. The Dashboard page has a signal indicator showing the strength of your current connection, with connection details on the right of the page. On the List page, you see a simple list of the networks, which you can’t filter or sort. In the paid app, you can click on a network to view the detected AP vendor and also connect to them within the app.
https://www.microsoft.com/en-us/store/apps/wifi-monitor/9nblggh1rjj7

4/ WiFi Scout


WiFi Scout was developed by Devin Wong. This is a free app with no ads, and certainly the simplest app we reviewed. When you open WiFi Scout, you’re met with only two tabs: 2.4GHz and 5GHz. Both have a channel usage graph, showing the signal strength of each SSID. Below the graph, is the network list for that particular frequency band. Although the SSID, channel, signal, and state (active/inactive) are the only details shown by default, you can add the following: band, MAC address, encryption, authentication, physical kind (wireless standard), beacon interval, Wi-Fi direct support, and uptime.
https://www.microsoft.com/en-us/store/apps/wifi-scout/9nblggh5xcq9

5/ WiFi Tool


WiFi Tool is published by Helge Magnus Keck. We reviewed version 1.3.16.0. After the free trial, you can purchase the app for $1.99. After opening WiFi Tool, you’ll find a menu on the left side for four main tabs: WLAN, Analyze, Traffic, and Settings. On the WLAN page you see a list of the SSIDs and their details. If you select an SSID, a pane on the right appears showing more details. On the Analyze page, you can access graphs, which you can flip between 2.4 and 5GHz. First shown is the channel usage graph, but you can also switch to a line graph showing signal over time. On the top of the Analyze page, there’s a shortcut to enable split view.
https://www.microsoft.com/en-us/store/apps/wifi-tool/9nblggh5xz1z


Nguồn: 

Networkworld-9-free-windows-apps
Networkworld-5-free-low-cost-wi-fi-analyzers
PC WOLRD VN, 06/2016-9-ung-dung-mien-phi




0 nhận xét: