Card màn hình tốt nhất ở từng phân khúc: NVIDA và AMD

I. Giới thiệu sơ lược


    Năm 2014 là 1 năm đầy sôi động cho thị trường card màn hình với rất nhiều dòng sản phẩm mới hay nâng cấp với nhiều mức giá khác nhau từ AMD và NVIDIA.

    Sau thành công từ 2 card Radeon R9 290X và R9 290 cuối năm 2013, AMD tiếp tục ra mắt R7 250X (tương đương với HD 7770) vào tháng 2/2014, và card overclocked HD 7850 (hay là R7 265) và HD 7950 (hay là R9 280). Tháng 4/2014 R9 295X2 được giới thiệu với mức giá khoảng $1,000, gấp hai lần giá và hiệu năng so với card R9 290X. Cuối cùng, AMD cho ra mắt dòng thiết kế thế hệ Tonga mới trong R9 285 nhưng có nhược điểm là memory bus chỉ 256-bit so với R9 280 (với cùng mức giá) và chậm hơn so với 280X.

    Trong khi đó, NVIDA tung ra sản phẩm cao cấp trong dòng GeForce GTX 750 vào tháng 2/2014. Được trang bị chip Maxwell, GTX 750 cho hiệu suất cao hơn (với mức tiêu thụ điện thấp) nhưng bị cạnh tranh về giá so với R7 265. Bảy tháng sau đó, mọi chuyện trở nên thú vị hơn khi GTX 900 series (gồm GTX 970 và GTX 980) được giới thiệu. Mặc dù cùng một thiết kế 28nm như Kepler nhưng Maxwell đã được Nvidia giảm 29% bề mặt tiếp xúc và 27% lượng transistor, chính nhờ sự đơn giản hóa đó đã làm cho GTX 900 với kiến trúc Maxwell có hiệu năng cao hơn và mức tiêu thụ điện thấp hơn.

    GTX 980 nhanh hơn R9 290X khoảng 20% với mức giá hơi nhỉnh hơn. GTX 970 nhanh hơn R9 290X 3% và R9 290 16%,mặc dù có mức giá thấp hơn R9 290X 12%. Thực tế đã cho thấy điều này khi AMD phải lập tức giảm giá sản phẩm của mình chỉ vài ngày sau khi GTX 980 và 970 được tung ra (R9 290X giảm mạnh còn có $400).



    Bảng giá VGA.

    Giá tiền các dòng card được cho là sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới khi mà 2 hãng này liên tục tung ra các sản phẩm với giá tiền rẻ hơn cùng các chương trình khuyến mãi. AMD và NVIDIA hiện tại đều đang giữ lại các sản phẩm công nghệ cao hơn để chờ xem động tĩnh cho tới đầu quý 1 năm 2015. Điều này là một tín hiệu tốt cho các game thủ khi mà cuộc cạnh tranh giữa 2 gã khổng lồ đang đem lại sản phẩm chất lượng với mức giá ngày càng thấp. 

    II. Test như thế nào? Test cái gì?

    Trước hết, chúng ta sẽ so sánh các dòng card khác nhau để tìm hiểu kĩ hơn công suất và hiệu năng của từng card để các bạn có sự tham khảo và lựa chọn đúng đắn nhất.

    Các loại card.
    ​
    Các card khác nhau được đem ra test ở độ phân giải 1920x1200 và 2560x1600 nhưng chúng ta chỉ tập trung phân tích độ phân giải thấp hơn 1920x1200 để so sánh một cách khách quan hơn cho các card ở phân khúc thấp. Chúng ta bỏ qua độ phân giải 4K vì chưa có một card đơn nào có thể gánh nổi độ phân giải này. Frame time cũng sẽ không được nhắc tới vì nó đã ko còn mấy quan trọng hiện nay vì các card hầu như cho frame time bằng nhau.

    Máy tính chạy test có cấu hình như sau:

        Intel Core i7-4770K (3.50GHz)
        x2 4GB Crucial DDR3-2400 (CAS 11-13-13-28)
        Asrock Z97 Extreme 6 (Intel Z97)
        OCZ ZX Series (1250W)
        Samsung SSD 850 Pro 512GB (SATA 6Gb/s)
        Microsoft Windows 8.1 Pro 64-bit
        Nvidia GeForce 344.07
        AMD Catalyst 14.7

    Các card được liệt kê từ trên xuống dưới theo thứ tự test:

        Gigabyte Radeon HD 290X (4096MB)
        Gigabyte Radeon HD 290 (4096MB)
        HIS Radeon HD 280X (3072MB)
        HISRadeon HD 285 (2048MB)
        HIS Radeon HD 280 (3072MB)
        HIS Radeon HD 270X (2048MB)
        HIS Radeon HD 270 (2048MB)
        HIS Radeon HD 265 (2048MB)
        HIS Radeon HD 260X (2048MB)
        Gigabyte GeForce GTX 980 (4096MB)
        Gigabyte GeForce GTX 970 (4096MB)
        Gigabyte GeForce GTX 780 Ti (3072MB)
        Gainward GeForce GTX 780 (3072MB)
        Gainward GeForce GTX 770 (2048MB)
        Gainward GeForce GTX 760 (2048MB)
        Gigabyte GeForce GTX 750 Ti (2048MB)
        Gigabyte GeForce GTX 750 (2048MB)

     

    Kết quả benchmark














    Mức tiêu thụ điện

    Mức tiêu thụ điện được tính bằng đơn vị watt. Thông số càng thấp càng tốt.

    


    Ở chế độ chờ, tất cả các card hầu như đều ngang nhau với mức chênh lệch cao nhất chỉ có 6 watt.



    ​
    Biểu đồ trên cho thấy các các card của AMD nhìn chung là tiêu thụ ít điện hơn NVIDA ở từng phân khúc khác nhau. Tuy nhiên, có một sự chênh lệch nhỏ ở đây khi mà R9 290X tiêu thụ nhiều hơn 20% điện so với đối thủ ngang tầm của nó là GTX 970. Card có bộ xử lí mạnh hơn sẽ ngốn nhiều điện hơn.
     


    III.Sự lựa chọn nào cho bạn?

    Trước khi tiếp tục chọn ra card nào là tốt nhất, bài viết này ko có nhắc đến dòng card 2 GPU. Ngoài ra, GeForce GTX Titan Z và R9 295X2 cũng bị loại ra vì mức giá quá cao so với các loại card dành cho game thủ. Với mức giá của GTX Titan Z, các bạn có thể mua được 3 card GTX 980 đem lại xử lí tốt hơn hẳn. Khả năng xử lí và tốc độ R9 295X2 với mức giá $1,000 cũng ko khác gì mua 2 card R9 290X với giá thấp hơn 25%.

    Bắt đầu ở phân khúc thấp nhất dành cho card từ $150 trở xuống là cuộc chiến của GTX 750 và R7 260X. Với mức giá tương đương nhau $120, R7 260X vượt trội hơn hẳn ở độ phân giải 1920x1200. Mức giá này, hiệu năng không quan trọng bằng frame rate vì tiêu thụ điện không cao.

    Phân khúc $150-$200 là cuộc chiến giữa GTX 750 Ti ($150) với 3 card R7 265 ($150), R9 270 ($170) và R9 270X ($190). Trong nội bộ NVIDIA, R9 270X nhanh chóng bị loại khi so với R9 280 khi mà R9 280 mạnh hơn 17% với mức tang giá chỉ 5%. R7 265 thì đáng mua hơn R9 270 khi R9 270 mắc hơn 13% nhưng chỉ mạnh hơn 7%. Điều này suy ra cuối cùng là chọn lựa giữa R7 265 và GTX 750 ở phân khúc này. R7 265 đương nhiên nhỉnh hơn nhờ có hiệu suất cao hơn mà vẫn giữ nguyên giá.

    Khi mà AMD đã chiến thắng ở thị trường dưới $150 và $150-$200, card NVIDIA tiếp tục lép vế ở mức giá tiếp theo $200-$250. R9 280 chiến thắng GTX 760 nhờ rẻ hơn 20% và nhanh hơn 2%. R9 280X bị loại khỏi sự lựa chọn vì giá thành cao hơn nhưng tốc độ không tăng được mấy.

    Ở mức giá tiếp theo $250-$300, có 3 card để xem xét là R9 280X ($260), R9 290 ($280) và GTX 770 ($270). GTX 770 lại tiếp tục chịu thua card AMD vì tốc độ chậm hơn R9 290 16%mặc dù giá thấp hơn $10.

    Cuộc chiến ở mức giá $370 là giữa R9 290X và GTX 970 (GTX 980 không tốt bằng vì giá cao hơn). GTX 970 nhỉnh hơn R9 290X vì mức tiêu thụ điện thấp hơn 16% mặc dù chỉ chậm hơn 4%. Các bạn đừng quên R9 290 ở mức giá thấp hơn bên dưới khi mà nó chỉ chậm hơn 16% nhưng lại có giá rẻ hơn đến 35%. Tại sao phải bỏ nhiều tiền hơn khi mà hiệu năng ko tăng theo tỉ lệ thuận?

    Nếu chỉ tính riêng tốc độ xử lí thì các bạn có khả năng nên sắm ngay GTX 980 ($580).



    Card màn hình đáng mua nhất ở từng phân khúc. ​
    
Nhìn chung AMD khá là thành công ở các card có giá thành thấp hơn khi cho ra mắt nhiều lựa chọn với giá cạnh tranh và hiệu năng cao hơn NVIDIA. Ở phía trên, các sản phẩm cao cấp hơn vẫn phải kể đến NVIDIA khi mà dòng card GeForce chứng minh được hiệu năng và tốc độ xử lí vượt trội.

Nguồn: TechSpot​
Lưu trử để tham khảo.

Ghi chú: Bài viết trên đã củ. Ở thời điểm hiên tại (10/2016) NVIDIA đã có các dòng card mới có hiệu năng cao + giá rẻ như GETFORCE 10 (10xx) series rất đáng để cân nhắc.


Model
Launch
Fab (nm)
Transistors (billion)
GeForce GTX 1050[18][unreliable source?]
October 2016
GP107-400
16
Unknown

GeForce GTX 1060 3GB[19]
August 18, 2016
GP106-300
4.4

GeForce GTX 1060 6GB[20]
July 19, 2016
GP106-400

GeForce GTX 1070[21]
June 10, 2016
GP104-200
7.2

GeForce GTX 1080[16]
May 27, 2016
GP104-400

NVIDIA TITAN X[25]
August 2, 2016
GP102-400
12





0 nhận xét: